Trong ba phần quan trọng của nhà gỗ thì kết cấu mái nhà gỗ Bắc Bộ được đánh giá là phần giúp che chắn và bảo vệ căn nhà gỗ khỏi những tác động của môi trường. Đây còn là hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ gợi nhớ nhiều về kỷ niệm xưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này ở những thông tin sau.
Tham khảo video hoàn thiện nhà gỗ lim 3 gian
Vai trò của phần mái nhà gỗ Bắc Bộ
Hình ảnh những ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ với phần mái ngói rêu phong cổ kính. Các viên ngói được xếp chồng lên nhau theo một quy luật nhất định. Phần mái được đỡ bằng kẻ hoặc bẩy. Là cấu kiện quan trọng ở trên cùng của nhà gỗ. Một căn nhà gỗ cổ truyền có thể thiết kế 2 mái, 4 mái, 8 mái. Phần mái có độ dốc đủ lớn để tạo độ thoát nước cao.
Kết cấu phần mái của nhà gỗ Bắc Bộ tương đối phức tạp. Bao gồm rất nhiều cấu kiện nhỏ khác nhau được kết nối với nhau một cách chặt chẽ. Tạo thành một phần khung vững chắc để bảo vệ căn nhà khỏi mưa nắng và phô diễn được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Mẫu nhà Bắc Bộ được sử dụng làm mẫu nhà thờ họ, nhà từ đường..
Một ngôi nhà gỗ cổ truyền hoàn chỉnh thì không thể thiếu phần mái. Mái nhà mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ căn nhà gỗ Bắc Bộ. Là bộ phận có tính thẩm mỹ cao, thể hiện nhiều giá trị văn hóa. Đúng như tính chất hồn hậu và giản dị của người dân Bắc Bộ.
Kết cấu phần mái của nhà gỗ Bắc Bộ
Phần mái của hệ thống nhà gỗ Bắc Bộ bao gồm rất nhiều chi tiết cấu kiện nhỏ khác nhau.
-
Thứ nhất: Hoành
Là các dầm đỡ mái được đặt nằm ngang theo chiều dài của nhà và đặt vuông góc với khung nhà. Đây chính là bộ phận chịu lực và nâng đỡ chính của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Kích thước của hoành là to nhất trên hệ thống mái của căn nhà.
-
Thứ hai: Rui
Tiếp đến là rui, đây là các dầm trung gian, có vị trí ngược với hoành và nằm theo chiều dốc mái, gối lên các hệ hoành. Đây là cấu kiện tương trợ cho các hoành bên trên nhà gỗ.
-
Thứ ba: Mè
Đây là những dầm phụ nhỏ, được đặt trực giao với rui và gần song song và hoành, cấu kiện mè gối lên các rui. Kích thước mè là nhỏ nhất, chỉ vừa đủ để lợp ngói cho căn nhà.
Mục đích sử dụng của ba lớp hoành, rui, mè đó là phân nhỏ kết cấu mái thành hệ lưới. Để có thể đủ đặt gạch màm và lợp ngói vào bên trên.
-
Thứ tư: Gạch màn
Gạch màn với vị trí được đặt trực tiếp lên lớp mè. Là một loại gạch lá nem đơn chất liệu là đất nung. Với tác dụng là đỡ ngói và tạo độ phẳng cho mái nhà. Bên cạnh đó còn giúp chống nóng, chống thấm dột, giúp căn nhà thoát nước một cách tốt nhất.
-
Thứ năm: Ngói lợp
Một số loại ngói được sử dụng để lợp trên các mái nhà gỗ cổ truyền là: ngói ta nung thủ công, ngói mũi hài, ngói âm dương…Đây là các loại ngói đặc trưng được lợp nhà gỗ cổ truyền. Người ta còn sử dụng giữa gạch màn và ngói mũi nhằm tạo độ kết dính cho phần mái nhà.
Những hình ảnh nổi bật của kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Vừa rồi chúng ta đã biết được kết cấu của mái nhà truyền thống bao gồm những gì. Các cấu kiện này khác hoàn toàn so với những căn nhà hiện đại. Nhờ vậy mà tạo ra những điểm đặc biệt với một bộ khung mái vững chắc nhất. Tạo nên một nền kiến trúc truyền thống đặc sắc.
Tham khảo thêm các kiến thức về nhà gỗ cổ truyền
Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ