Nhà sàn bằng gỗ truyền thống của người dân tộc ít người là hình ảnh hết sức quen thuộc ở các vùng núi Tây Bắc. Kiểu nhà này được lựa chọn dựa vào điều kiện địa hình đồi núi, để chống thú dữ và những tác động của thiên tai. Cho đến ngày nay kiểu nhà này vẫn còn giữ được nét đẹp trong việc xây nhà cửa. Trong đó mẫu nhà sàn này vẫn được bảo tồn và phát triển.
Giới thiệu về mẫu nhà sàn bằng gỗ của vùng Tây Bắc
Ngôi nhà sàn được sử dụng chất liệu 100% là gỗ, không sử dụng sắt thép. Được chia thành 3 đến 5 gian buồng. Gian chính giữa là khu thờ cúng tổ tiên và là phòng tiếp khách. Ở những nhà có điều kiện thì có thể làm 7 gian buồng. Mỗi một ngôi nhà thường có 2 cầu thang lên xuống, ở phần đầu nhà và cuối nhà, bậc thang thường có 7 bậc hoặc 9 bậc. Bởi theo quan niệm điều này sẽ đem đến tài lộc cho gia chủ.
Đây là kiểu nhà được xây dựng nhiều ở trên các triền núi. Với hướng phong thủy rất tốt và trong quá trình làm nhà phải trải qua nhiều nghi lễ khác khác nhau. Đây chính là không gian văn hóa đậm chất dân tộc của nhà gỗ cổ truyền. Hướng nhà nên lựa chọn một vị trí xây dựng ở một khu đất cao ráo, rộng rãi và thoáng mát.
Đặc điểm của mẫu nhà sàn bằng gỗ của vùng Tây Bắc
- Các kiến trúc nhà sàn bằng gỗ để đảm bảo tính thoáng máy thì tầng 1 không bọc ván mà để thoáng hơn giữa các chân cột. Vào thời xa xưa tầng 1 của nhà sàn sẽ là vị trí cho gia súc, gia cầm. Nhưng đến ngày nay để đảm bảo được an toàn vệ sinh, vị trí của gia súc gia cầm được thiết kế ở một khu riêng biệt. Sự thông thoáng của bên dưới giúp cho ngôi nhà trở nên mát mẻ và dễ chịu.
- Kiến trúc tầng 2 được bóc vách ván kín đáo, nhằm mục đích tạo được không gian kín đáo và riêng tư đặc biệt là các gian phòng ngủ. Phòng thờ chính là phòng khách được đặt ở gian có kích thước lớn nhất, đảm bảo cho việc thờ cúng.
- Cầu thang trong kiến trúc nhà sàn được thiết kế ở hai đầu nhà. Các bậc cầu thang được thiết kế bậc số lẻ đa số là 7 hoặc 9 bậc. Bởi người xưa quan niệm số lẻ là đại diện cho may mắn và tài lộc dồi dào.
- Chân tảng kê cột cho nhà sàn bằng gỗ luôn được tính toán kỹ lưỡng. Bởi đây là hệ thống nâng đỡ giúp cho ngôi nhà luôn chắc chắn và đảm bảo không được lún. Ngày nay tảng đỡ thường được đúc bằng bê tông chắc chắn, với màu sơn cùng tông với màu gỗ. Được đặt trên nền đất hoặc có thể là chôn sâu dưới đất để đảm bảo điều kiện chất lượng của nền.
- Phần mái nhà có độ dốc khá lớn để tạo điều kiện cho sự thoát nước. Trước đây nhà sàn của người Tây Bắc được lợp bằng cỏ gianh. Nhưng càng ngày chất lượng ngói càng cải thiện, chuyển sang lợp bằng ngói đỏ để không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống. Đây là loại ngói chống nóng hiệu quả và đảm bảo được tính thẩm mỹ. Theo người Tây Bắc ngói màu đỏ sẽ được nhiều người yêu thích và đại diện cho sự may mắn và hạnh phúc cho những người sinh sống trong ngôi nhà.
Như vậy một số những thông tin về nhà sàn bằng gỗ của người Tây Bắc đã được bật mí trong nội dung bài viết dưới đây. Kiến trúc nhà sàn mang đến một vẻ đẹp riêng, rất cuốn hút. Nhưng cũng hòa mình vào vẻ đẹp chung của nhà sàn Việt Nam. Với những đặc trưng là rộng rãi, thoáng mát và tiện nghi. Ngày nay nhà sàn bằng gỗ vẫn được lưu giữ từ đời này qua đời khác.