Skip to content
Menu
Nhà Việt Cổ
  • Trang chủ
  • Kiến thức nhà gỗ
  • Nhà Gỗ 3 Miền
Nhà Việt Cổ

Ngắm nhìn những cấu kiện đẹp của nhà gỗ Việt Nam

Posted on 15 Tháng Chín, 202430 Tháng Chín, 2024 by vietbai1

Nhà gỗ Việt Nam ngày càng được nhiều gia chủ lựa chọn làm không gian sống với vẻ đẹp gần gũi và ấm cúng, đặc biệt là những cấu kiện đẹp được đục chạm tinh xảo. Cùng chúng tôi ngắm nhìn những cấu kiện đặc sắc của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ trong bài viết sau.

Video về công trình nhà gỗ 3 gian 2 chái

Cấu kiện đẹp của nhà gỗ Việt Nam

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Dưới đây là những cấu kiện đẹp của nhà gỗ Việt Nam mà quý vị có thể tham khảo và cùng chiêm ngưỡng:

Hệ thống cột nhà gỗ chắc chắn

Kết cấu của nhà gỗ cổ truyền Việt Nam gồm có hệ thống cột trụ chắc chắn và các xà, vì kèo được kết nối thành khung. Thông thường một nếp nhà gỗ sẽ có các loại cột như: cột cái, cột con, cột hậu và cột hiên. Đối với nhà gỗ 3 gian sẽ có 24 cột và nhà gỗ 5 gian có đủ số cột là 36.

Cột nhà gỗ được làm từ chất liệu gỗ lim tali bền bỉ và có giá thành phù hợp. Theo xu hướng hiện nay nhiều gia chủ lựa chọn lược bỏ cột cái và cột hậu để bố trí không gian được rộng rãi và thông thoáng hơn. Cột gỗ trong nhà kẻ truyền không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần khung, mà còn thể hiện được tính thẩm mỹ qua đường vân cùng màu sắc đẹp.

Hệ thống cột gỗ chắc chắn của nhà cổ truyền

Câu đầu, thượng lương 

Câu đầu và thương lượng là những cấu kiện đẹp của nhà gỗ Việt Nam vừa thể hiện tính thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa về tâm linh. Trên cầu đầu thường viết chữ Hán Nôm hoặc chữ Quốc ngữ và thường là bài thơ mang ý nghĩa về mong ước điều tốt đẹp đến với con cháu.

Cấu kiện câu đầu của nhà gỗ

Cấu kiện thượng lương chính là thành xà bằng gỗ được đặt ở đỉnh của nóc nhà gỗ. Trên thượng lương thường được khắc chữ về ngày, tháng và năm khởi công, khánh thành nhà gỗ để lưu truyền tới con cháu đời sau phát huy truyền thống thờ cúng gia tiên.

Thượng lương được khắc ngày tháng năm khởi công

Kẻ hiên nhà gỗ

Kẻ hiên của nhà gỗ Việt Nam có vai trò nâng đỡ phần mái và được đục chạm tinh xảo thể hiện tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Kẻ hiên chính có hình dáng cong uốn lượn là dầm được gác từ cột hiên sang cột quân để đỡ mái nhà.

Trên kẻ hiên thường được đục chạm hoa văn về tranh tứ quý về bốn mùa trong năm, với ý nghĩa thể hiện tài lộc, may mắn và sự trường thọ. 

Cấu kiện kẻ hiên của nhà gỗ kẻ truyền

Vì đốc hiên 

Vì đốc hiên của nhà gỗ cổ truyền được cấu thành từ các con rường xếp lên nhau. Trên vì đốc hiên có những hoa văn đặc sắc được chạm khắc tinh xảo như: bẩy cò, hoa lá mềm mại, bông sen… Các chi tiết trên vì đốc thể hiện ý nghĩa cầu mong về sức khỏe, may mắn và tài lộc đến với gia chủ.

Vì đốc hiên được đục chạm hoa văn đẹp

Cửa bức bàn

Cửa bức bàn của nhà gỗ Việt Nam thường có 4 cánh và được chia thành 5 khung gồm các khoảng nhỏ được đan xen với lá pano. Cấu kiện lá pano trên cửa bức bàn của nhà gỗ được đục chạm tinh xảo và tùy theo nhu cầu gia chủ có thể để cửa bức bàn trơn nếu lựa chọn phong cách thiết tối giản.

Cửa bức bàn được đục chạm hoa văn đẹp

Xem thêm: Nhà gỗ 3 gian 2 chái có ưu điểm nổi bật gì?

Ý nghĩa của nhà gỗ cổ truyền Việt Nam 

Nhà gỗ Việt Nam ngày càng được kế thừa và phát triển hiện nay với những ý nghĩa đặc biệt như:

  • Thể hiện tính thẩm mỹ: Tính thẩm mỹ của nhà gỗ cổ truyền được thể hiện ở đường vân gỗ đẹp, thớ mịn và có màu sắc đẹp. Hoa văn trên các cấu kiện được đục chạm tinh xảo và gần gũi với con người Việt Nam như: hoa sen, hoa lá, tứ linh, tứ quý… 
  • Ý nghĩa về giá trị sử dụng: Nhà gỗ kẻ truyền được làm từ các loại gỗ tự nhiên có chất liệu tốt, bền bỉ và ít bị cong vênh, mối mọt. Vì vậy công trình nhà gỗ có thời gian sử dụng trường tồn theo năm tháng. Nhà gỗ không chỉ để ở mà còn thể hiện được vị thế của gia chủ, đặc biệt là những ngôi nhà có đồ nội thất bằng gỗ quý hiếm.
  • Thể hiện tinh thần kế thừa phát huy: Nhà gỗ Việt Nam được bảo tồn và kế thừa phát huy thể hiện nét đẹp trong văn hóa kiến trúc Việt. Tùy theo nhu cầu gia chủ có thể kết hợp nhà gỗ cổ truyền và phong cách hiện đại để có không gian sống tiện nghi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống.
  • Giá trị về tín ngưỡng tâm linh: Nhà gỗ kẻ truyền còn có ý nghĩa về tâm linh và điều đó được thể hiện ở cách bố trí gian giữa làm nơi thờ cúng tổ tiên. Ở gian thờ của nhà gỗ thường được trang trí đồ nội thất về phong thủy như: bàn thờ, đỉnh đèn, chân đồng, cửa võng, y môn… 
Nhà gỗ cổ truyền có ý nghĩa về giá trị sử dụng

Ngắm nhìn những cấu kiện đẹp ở trên sẽ giúp quý gia chủ hiểu rõ hơn về nét đặc sắc của nhà gỗ Việt Nam và lựa chọn được cho mình mẫu đẹp ưng ý. Nhà Gỗ Phúc Lộc có kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền lâu năm sẽ tư vấn quý vị chọn được mẫu thiết kế phù hợp, vui lòng liên hệ hotline 0973 812 666 để được hỗ trợ. 

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Nhà 3 gian 2 chái miền Bắc: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ hồn quê 
  • Tìm hiểu nhà 5 gian Bắc Bộ: Có còn phù hợp ở thời hiện đại?
  • Kiến trúc nhà 3 gian truyền thống: Tinh hoa văn hóa Việt
  • Len đá cửa: Vẻ đẹp bền vững của kiến trúc nhà gỗ Việt Nam
  • Top 5 mẫu nhà thờ tổ tiên đẹp tinh tế, đậm nét truyền thống

Bình luận gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Năm 2025
    • Tháng Tư 2025
    • Tháng Ba 2025
    • Tháng Hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng Mười Hai 2024
    • Tháng Mười Một 2024
    • Tháng Mười 2024
    • Tháng Chín 2024
    • Tháng Tám 2024
    • Tháng Bảy 2024
    • Tháng Sáu 2024
    • Tháng Năm 2024
    • Tháng Tư 2024
    • Tháng Ba 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng Chín 2023
    • Tháng Bảy 2023
    • Tháng Sáu 2023
    • Tháng Tư 2023
    • Tháng Ba 2023
    • Tháng Hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng Mười Hai 2022
    • Tháng Mười Một 2022
    • Tháng Mười 2022
    • Tháng Chín 2022
    • Tháng Tám 2022
    • Tháng Bảy 2022
    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Một 2022
    • Tháng Mười Hai 2021
    • Tháng Mười 2021
    • Tháng Chín 2021
    • Tháng Tám 2021
    • Tháng Sáu 2021
    • Tháng Năm 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Ba 2021
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020

    Chuyên mục

    • Kiến thức nhà gỗ
    • Nhà Gỗ 3 Miền
    ©2025 Nhà Việt Cổ | Theme: Wordly by SuperbThemes