Skip to content
Menu
Nhà Việt Cổ
  • Trang chủ
  • Kiến thức nhà gỗ
  • Nhà Gỗ 3 Miền
Nhà Việt Cổ
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có kết cấu từ nhiều kiện khác nhau

Tìm hiểu kết cấu nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ xưa có gì đặc sắc?

Posted on 9 Tháng Bảy, 202421 Tháng Ba, 2025 by vietbai1

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ ngày càng được nhiều gia chủ ưa chuộng lựa chọn cho không gian sống và thờ tự của gia đình mình. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem kết cấu nhà gỗ kẻ truyền xưa gồm những gì và có gì khác biệt so với những kiến trúc nhà ở khác qua bài viết sau.

Video về nhà gỗ 3 gian tại Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Tìm hiểu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ xưa

Nhà gỗ cổ truyền (nhà kẻ truyền) là kiểu kiến trúc có từ lâu đời và chủ yếu phân bố tại khu vực làng quê ở Bắc Bộ. Thông thường nhà cổ truyền sẽ gồm 1 tầng có cửa chính và được chia thành nhiều gian lẻ như 3, 5 hoặc 7 gian với các chức năng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.

Chất liệu làm nhà bằng gỗ tự nhiên và có kết cấu từ nhiều bộ phận khác nhau được ghép lại chắc chắn như: Cột nhà, mái và đường nét hoa văn được chạm khắc. Nhà gỗ kẻ truyền là không gian thờ cúng kết hợp nhà ở mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên được nhiều gia chủ yêu thích hiện nay.

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có kết cấu từ nhiều kiện khác nhau
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có kết cấu từ nhiều kiện khác nhau

Kết cấu nhà gỗ kẻ truyền gồm những gì?

Kết cấu nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau tạo thành, Dưới đây là kết cấu nhà gỗ cổ truyền bao gồm những cấu kiện cơ bản nhất mà nhà gỗ Phúc Lộc muốn chia sẻ tới quý vị cùng tham khảo:

Hệ thống cột

Nhà gỗ cổ truyền có kết cầu từ nhiều loại cột khác nhau như: Cột cái, cột con, cột hậu và cột hiên. Xin mời quý vị cùng tìm hiểu chức năng của từng loại cột trong nhà kẻ truyền dưới đây:

  • Cột cái: Đây là cột chính trong nhà gỗ và tùy theo từng kết cấu sẽ có số lượng cột tương ứng. Cột con: Có kích thước nhỏ hơn cột cái và liên kết với cột chính bằng xà ngang.
  • Cột hiên: Có chiều cao thấp hơn cột con và được đặt ở ngoài hiên nhà có tác dụng đỡ phần mái hiên.
Hệ thống cột của nhà gỗ kẻ truyền
Hệ thống cột của nhà gỗ kẻ truyền

Xà

Kết cấu nhà gỗ cổ truyền có xà, đây là những thanh gỗ dài để liên kết hệ thống cột với nhau. Có các loại xà gồm: 

  • Xà lòng: Được bố trí ở dưới câu đầu của nhà gỗ.
  • Xà nách: Bộ phận này được liên kết đỉnh cột cái với cột con bằng mối sàm.
  • Xà chân: Có vị trí ở cuối chân cột nhà có vai tròn liên kết các chân cột với nhau được chắc chắn.
  • Ngưỡng bát: Vị trí bên dưới và có hình dáng giống như chiếc bát.
  • Ngưỡng soi ống: Bộ phận này ở dưới ngưỡng bát.
Kết cấu hệ thống xà của nhà gỗ kẻ truyền
Kết cấu hệ thống xà của nhà gỗ kẻ truyền

Hệ thống kẻ

Hệ thống kẻ của nhà gỗ là loại dầm thuộc khung liên kết với cột quân và có 3 loại đó là: Kẻ truyền, kẻ ở hiên và kẻ lợn. Mỗi loại kẻ sẽ có chức năng riêng đảm bảo hệ thống phần mái nhà được cố định và chắc chắn.

Kẻ ngồi của nhà gỗ kẻ truyền
Kẻ ngồi của nhà gỗ kẻ truyền

Con rường

Con rường là phần có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ mái nhà và được xếp chồng lên nhau. Chiều dài con rường càng về sau càng ngắn và có 2 loại gồm: Rường bụng lợn và rường cụt.

Con rường nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà
Con rường nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà

Rường cụt

Kết cấu nhà gỗ không thể thiếu đường rường cụt có vị trí giữa cột hậu và cột cái. Rường cụt được đặt trên xà nách để đỡ phần hoành và càng lên cao càng ngắn.

Con lợn

Con lợn hay còn được gọi là rường bụng lợn có vị trí ở trên cùng và được đặt tên đặc trưng lối sống sinh hoạt của người dân Bắc Bộ. Con lợn được đặt ở trên con rường dưới bằng hai đoạn cột có nhiệm vụ đỡ xà nóc được chắc chắn.  Bên dưới con lợn là những ván được điêu khắc với những đường nét hoa văn đẹp cuốn hút. 

Con lợn của nhà gỗ có những đường nét điêu khắc chạm khắc tinh xảo
Con lợn của nhà gỗ có những đường nét điêu khắc chạm khắc tinh xảo

Xem thêm: Nhà gỗ lim 5 gian: Những đặc điểm nổi bật có thể bạn chưa biết

Kết cấu mái

Kết cấu mái nhà gỗ bao gồm các bộ phận sau:

  • Hoành: Cây dầm lớn có nhiệm vụ đỡ phần mái theo chiều ngang của nhà và vuông góc với khung.
  • Đui (rui): Là dầm phụ được gối lên hoành và nằm dọc theo chiều dốc của mái nhà.
  • Mè: Đây là các thanh gỗ mỏng được đặt lên rủi và song song với những thanh hoành có nhiệm vụ liên kết với rui.
  • Gạch màn: Được làm từ đất nung và đặt trên mè để đỡ mái ngói có tác dụng tạo độ phẳng cho mái nhà và chống nóng.
  • Ngói mũi hài (ngói ta, ngói vảy rồng): Loại ngói này được làm từ đất nung thường được lợp trực tiếp ở trên gạch màn. Ngói mũi hài có công dụng chống thấm và chống dột hiệu quả.
Kết cấu mái của nhà gỗ kẻ truyền
Kết cấu mái của nhà gỗ kẻ truyền

Khi biết được kết cấu nhà gỗ gồm những gì sẽ giúp quý gia chủ dễ dàng lựa chọn được cho mình những cấu kiện phù hợp nhất với nhu cầu làm nhà gỗ kẻ truyền của mình. Mọi thông tin cần được tư vấn thiết kế, thi công nhà gỗ vui lòng liên hệ hotline 0973 812 666 để được hỗ trợ và báo giá chi tiết.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Nhà 3 gian 2 chái miền Bắc: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ hồn quê 
  • Tìm hiểu nhà 5 gian Bắc Bộ: Có còn phù hợp ở thời hiện đại?
  • Kiến trúc nhà 3 gian truyền thống: Tinh hoa văn hóa Việt
  • Len đá cửa: Vẻ đẹp bền vững của kiến trúc nhà gỗ Việt Nam
  • Top 5 mẫu nhà thờ tổ tiên đẹp tinh tế, đậm nét truyền thống

Bình luận gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Năm 2025
    • Tháng Tư 2025
    • Tháng Ba 2025
    • Tháng Hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng Mười Hai 2024
    • Tháng Mười Một 2024
    • Tháng Mười 2024
    • Tháng Chín 2024
    • Tháng Tám 2024
    • Tháng Bảy 2024
    • Tháng Sáu 2024
    • Tháng Năm 2024
    • Tháng Tư 2024
    • Tháng Ba 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng Chín 2023
    • Tháng Bảy 2023
    • Tháng Sáu 2023
    • Tháng Tư 2023
    • Tháng Ba 2023
    • Tháng Hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng Mười Hai 2022
    • Tháng Mười Một 2022
    • Tháng Mười 2022
    • Tháng Chín 2022
    • Tháng Tám 2022
    • Tháng Bảy 2022
    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Một 2022
    • Tháng Mười Hai 2021
    • Tháng Mười 2021
    • Tháng Chín 2021
    • Tháng Tám 2021
    • Tháng Sáu 2021
    • Tháng Năm 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Ba 2021
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020

    Chuyên mục

    • Kiến thức nhà gỗ
    • Nhà Gỗ 3 Miền
    ©2025 Nhà Việt Cổ | Theme: Wordly by SuperbThemes