Skip to content
Menu
Nhà Việt Cổ
  • Trang chủ
  • Kiến thức nhà gỗ
  • Nhà Gỗ 3 Miền
Nhà Việt Cổ

Khám phá kết cấu của ngôi nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Posted on 25 Tháng Chín, 2020 by Anh Nguyen

Nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ sở hữu vẻ ngoài đơn sơ, mộc mạc. Thế nhưng bên trong lại có kết cấu vô cùng chặt chẽ, dựa trên một sơ đồ thiết kế mạch lạc. Nhờ vậy mà tạo nên được một bộ khung vững chắc, nâng đỡ cho toàn bộ căn nhà. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu kết cấu của ngôi nhà này xem có điểm gì đặc biệt.

Hình ảnh phần kết cấu khung mái của nhà gỗ kẻ truyền
Hình ảnh phần kết cấu khung mái của nhà gỗ kẻ truyền
Bên trong một căn nhà gỗ xoan kẻ truyền
Bên trong một căn nhà gỗ xoan kẻ truyền

Kết cấu chính của một ngôi nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Được nhiều người đánh giá, đây chính là một nền kiến trúc đỉnh cao của ngành kiến trúc nước nhà. Cho đến nay thì nhà gỗ kẻ truyền Bắc bộ vẫn chưa có một công trình nào vượt khỏi sự thành công của nó. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về kết cấu của ngôi nhà gỗ này.

  • Hệ thống cột

Cột chính là một trong những bộ phận chính của nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ. Mỗi loại cột lại đóng vai trò khác nhau trong kết cấu nhà gỗ. Trong đó bao gồm 4 loại cột như: cột cái, cột con, cột quân và cột hiên. Cột cái có chức năng nâng đỡ chính cho toàn bộ ngôi nhà, với vị trí ở hai đầu nhịp chính. Còn cột con là bệ đỡ phụ hỗ trợ cột chính giảm bớt sức nén. Cột quân nhằm giúp giảm bớt sức ép cho hai đầu. Và cuối cùng là cột hiên sẽ có chức năng nâng đỡ phần mái cho ngôi nhà gỗ kẻ truyền.

  • Hệ thống kẻ

Kẻ hay còn có tên gọi khác là dầm đơn, được thiết kế nằm theo phương chéo của mái nhà. Với chức năng liên kết các cột bằng hệ thống mộc. Trong nhà gỗ kẻ truyền bao gồm 3 loại kẻ: kẻ hiên, kẻ ngồi và kẻ lợn. Kẻ ngồi gắn kết cột cái và cột hậu với nhau. Còn kẻ hiên là dầm đơn thông với cột hiên và cột hậu.  Được trang trí nhiều hoa văn đẹp mắt giúp cho căn nhà gỗ trở nên nổi bật hơn.

  • Hệ thống xà

Đây cũng là một phần kết cấu vô cùng quan trọng đối với nhà gỗ. Xà bao gồm hai loại chính đó là xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Các loại xà bao gồm: xà lòng, xà nách, xà thuận, xà chếch. Tất cả các cấu kiện này được liên kết rất chặt chẽ với nhau. Được tính toán tỉ mỉ về mặt kích thước, công năng để thích hợp nhất với ngôi nhà truyền thống. Tạo được sự cân bằng và sức chịu đựng cho ngôi nhà.

  • Con rường

Là dạng dầm gỗ hộp với tác dụng đỡ mái hoành và được xếp chồng lên nhau. Con rường càng lên cao thì sẽ càng ngắn hơn tạo được sự cân đối cho chiều vát của mái nhà. Trên con rường được đục chạm nhiều hoa văn tinh xảo.

  • Rường cụt

Với vị trí nằm giữa cột cái và cột hậu, được xếp chồng lên nhau và nâng đỡ mái hoành. Tương tự con rường thì càng lên cao thì rường cụt càng ngắn lại theo chiều dốc của mái. Đây cũng là bộ phần được trang trí nhiều hoa văn đẹp.

  • Con lợn

Là một cái tên vô cùng quen thuộc và gần gũi với đời sống người dân miền Bắc. Con lợn được đặt lên con rường, bằng hai đoạn cột ngắn và gọi là trụ trốn con lợn có tác dụng đỡ xà nóc. Ở phần bên dưới sẽ là phần ván được chạm trổ nhiều hoa văn.

  • Hệ thống kết cấu phần mái

Hệ thống mái bao gồm nhiều phần khác nhau như: hoành, rui, gạch màn, ngói múi.

Trong đó gạch màn được đúc và nung bằng đất. Làm nhiệm vụ đỡ ngói và tạo độ phẳng cho mái nhà. Với tác dụng là chống thấm dột rất lớn và giải nhiệt cho căn nhà gỗ kẻ truyền.

Ngói mũi là một trong những loại ngói phổ biến của nhà gỗ kẻ truyền. Được chế tác từ đất nung và được đặt trên gạch màn. Người ta sẽ sử dụng đất sét để gia cố cho ngói mũi và gạch màn.

Hoành là dầm chính được đặt vuông góc với khung nhà, có chiều ngang theo chiều dài của ngôi nhà.

Rui là dầm phụ được thiết kế theo chiều dốc của mái nhà và đặt lên hệ thống của hoành.

Như vậy, toàn bộ những nội dung trên đã cung cấp cho quý vị và các bạn những thông tin hữu ích về kết cấu của ngôi nhà gỗ. Tuy đơn giản, nhưng lại vô cùng tỉ mỉ đến từng chi tiết. Là sự hội tụ tinh hoa của nền kiến trúc xưa và nay cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Nhà 3 gian 2 chái miền Bắc: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ hồn quê 
  • Tìm hiểu nhà 5 gian Bắc Bộ: Có còn phù hợp ở thời hiện đại?
  • Kiến trúc nhà 3 gian truyền thống: Tinh hoa văn hóa Việt
  • Len đá cửa: Vẻ đẹp bền vững của kiến trúc nhà gỗ Việt Nam
  • Top 5 mẫu nhà thờ tổ tiên đẹp tinh tế, đậm nét truyền thống

Bình luận gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Năm 2025
    • Tháng Tư 2025
    • Tháng Ba 2025
    • Tháng Hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng Mười Hai 2024
    • Tháng Mười Một 2024
    • Tháng Mười 2024
    • Tháng Chín 2024
    • Tháng Tám 2024
    • Tháng Bảy 2024
    • Tháng Sáu 2024
    • Tháng Năm 2024
    • Tháng Tư 2024
    • Tháng Ba 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng Chín 2023
    • Tháng Bảy 2023
    • Tháng Sáu 2023
    • Tháng Tư 2023
    • Tháng Ba 2023
    • Tháng Hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng Mười Hai 2022
    • Tháng Mười Một 2022
    • Tháng Mười 2022
    • Tháng Chín 2022
    • Tháng Tám 2022
    • Tháng Bảy 2022
    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Một 2022
    • Tháng Mười Hai 2021
    • Tháng Mười 2021
    • Tháng Chín 2021
    • Tháng Tám 2021
    • Tháng Sáu 2021
    • Tháng Năm 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Ba 2021
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020

    Chuyên mục

    • Kiến thức nhà gỗ
    • Nhà Gỗ 3 Miền
    ©2025 Nhà Việt Cổ | Theme: Wordly by SuperbThemes