Nhà sàn Tây Nguyên là một trong những kiểu nhà được xây dựng với chất liệu tự nhiên như: tre, nứa, gỗ, tranh…Nhà sàn với tác dụng hết sức đặc biệt là nơi tránh được sự tấn công của thú dữ. Hiện nay, kiểu nhà sàn Tây Nguyên ngày càng bị mai một. Chỉ còn được bảo tồn trong những khu bảo tàng để giữ gìn bản sắc của dân tộc.
Tìm hiểu sơ lược về nhà sàn?
Nhà sàn là kiến trúc mà nhiều người rất hay thắc mắc. Đây là kiểu nhà được xây dựng trên những cột phía trên mặt đất hoặc nước. Thông thường thì kiến trúc này được xây dựng trên những khu đất cao để tránh thú dữ.
Ở mỗi dân tộc lại có các kiểu nhà sàn khác nhau. Kiến trúc nhà được thiết kế vững chãi nhờ sự hợp lý trong tỷ lệ kết cấu khung. Phần mái của căn nhà thường được làm với độ dốc lớn, với dạng 2 mái, 3 mái, 4 mái, được lợp bằng ngói âm dương, lá gồi, tránh.
Đặc điểm kiến trúc của nhà sàn Tây Nguyên
- Nhà sàn Tây Nguyên sở hữu những đặc trưng rất riêng biệt. Được xây dựng nhờ vào sức mạnh của một công đồng, những người trong cùng một bản làng. Nhà sàn chủ yếu được xây dựng bằng kiến trúc vai trần chân đất. Vật liệu chính là những vật liệu tự nhiên như: gỗ, tre, nứa, lá tranh, dây mây…
- Do điều kiện tại vùng đất Tây Nguyên không được thuận lợi. Vậy nên việc thiết kế nhà ở con người đã khéo léo tận dụng những nguyên liệu từ tự nhiên. Việc sử dụng gỗ là một sự lựa chọn khôn ngoan và hết sức sáng tạo của người dân vùng cao.
- Căn nhà sàn Tây Nguyên tạo được cảm giác thoải mái, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ngoài ra còn thể hiện được nét văn hóa của người dân Tây Nguyên. Bên cạnh đó để khắc phục được nắng mưa kiểu nhà này thường được thiết kế theo hướng Bắc – Nam. Mục đích là để đón được gió mát và không bị nắng gắt vào chiều muộn.
- Đối với Tây Nguyên, một gia đình thường sinh sống theo một thế hệ. Vậy nên trong kết cấu nhà sàn Tây Nguyên thường sẽ được kết cấu từ 3 đến 7 gian. Điều này còn tùy thuộc vào lượng thành viên trong gia đình.
- Có một đặc điểm lớn rất khác biệt ở nhà sàn Tây Nguyên là cầu thang thường được làm từ thân gỗ lớn. Bao gồm 7 bậc thang, tất cả được đẽo đục bằng tay. Bên trái của cầu thang có chạm hình trăng khuyết và đôi bầu vú tượng trưng cho sự nuôi dưỡng. Còn ở bên phải là hình con rùa tượng trưng cho sự vĩnh cửu và trường tồn.
- Các mẫu hoa văn được chạm khắc ở thân cột, xà ngang thường được chạm khắc nổi. Với những hình ảnh hết sức quen thuộc như: rừng, núi, hình ảnh chim voi, rùa, kỳ đà…Tất cả đều thể hiện sự yêu thiên nhiên và những mong ước về cuộc sống no ấm.
Xu hướng của nhà sàn đang được ưa chuộng hiện nay
Trong những năm gần đây thì nhà sàn được thiết kế và xây dựng với nhiều cải biến. Trong đó phục vụ nhu cầu du lịch là mục đích chủ yếu. Số còn lại là đáp ứng nhu cầu để ở, là nơi để nhiều người nhớ lại về những kỷ niệm xưa cũ.
-
Xu hướng thiết kế nhà sàn phục vụ khách du lịch
Rất dễ bắt gặp những hình ảnh nhà sàn ở các khu du lịch. Đây là kiểu nhà được yêu thích vì nhiều đặc điểm nổi bật. Kiểu nhà sàn được thiết kế cho du lịch không cần quá cầu kỳ, trang trí đơn giản. Được chia thành các phòng nhỏ bởi các bức tường gỗ có lỗ thoáng khí. Hoặc cũng có thể không có ngăn cách để dành cho những đại gia đình lớn.
Với những căn nhà kiểu này thì người thợ mộc không cần quá quan tâm về chất lượng vật liệu. Nhà vệ sinh được thiết kế ngay trên sàn để thuận tiện nhất cho việc sinh hoạt.
-
Thiết kế nhà sàn hiện đại dành cho gia đình
Đây là căn nhà sẽ được gia chủ chăm chút kỹ lưỡng. Bởi mục đích chính đó là để ở và sinh hoạt cho đại gia đình lớn. Vậy nên về phong thủy, chất liệu, hướng gió, công năng cần được tính toán một cách kỹ lưỡng nhất có thể. Ngoài ra yếu tố thẩm mỹ, tính truyền thống cũng được coi trọng. Nhằm giữ gìn những nét tinh hoa kiến trúc của dân tộc.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên. Những giá trị kiến trúc cổ này sẽ được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ. Đây cũng chính là nét độc đáo của dòng chảy nhà gỗ cổ truyền.