Ở miền Bắc nhắc đến làng nghề mộc Chàng Sơn, không ai là không biết đến. Đây chính là ngôi làng nổi tiếng là dân bách nghệ. Trong đó nổi lên là làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Hãy cùng nhau đi khám phá xem làng nghề truyền thống ở ngôi làng này có gì đặc biệt.
Giới thiệu về làng nghề Chàng Sơn
Có vị trí nằm cách xa trung tâm Hà Nội 25km về hướng Tây. Làng Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất vốn rất nổi tiếng với nghề thủ công mỹ nghệ. Khi đặt chân đến ngôi làng chúng ta đâu đâu cũng nghe tiếng đục đẽo và tiếng xẻ gỗ. Hàng loạt các xưởng mộc, những hình ảnh bác thợ mộc đang say sưa làm nghề.
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển. Đến nay làng Chàng Sơn vẫn có rất nhiều người thợ tài hoa, làm nên những công trình đi vào lòng người. Sản phẩm họ làm ra không chỉ bán cho khách thập phương. Mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Và trở thành các mặt hàng được ưa chuộng với chất lượng cao.
Các sản phẩm, các đường nét hoa văn mà nghệ nhân Chàng Sơn làm ra vẫn luôn hấp dẫn thực khách. Người mua vẫn tìm đến ngôi làng để tìm mua những sản phẩm đẹp và thu hút này.
Theo các cụ cao niên trong làng thì nghề làm nhà gỗ cổ truyền có từ lâu đời. Ban đầu đây chỉ là công việc phụ của nhiều gia đình trong những ngày đồng áng rảnh rỗi. Thế nhưng sau này nhờ sự phát triển xã hội, thì đây đã trở thành công việc chính cho nhiều gia đình.
Giới thiệu về nghề làm nhà gỗ Bắc Bộ ở Chàng Sơn
Trong những làng nghề làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ nổi tiếng. Thì không thể không nhắc đến xã Chàng Sơn. Được nhiều chuyên gia, nhiều người đánh giá là các công trình nhà gỗ đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc.
Kiến trúc của nhà gỗ Chàng Sơn là sự lựa chọn phù hợp với điều kiện và tính cách của người dân Việt. Đây đều xuất phát từ kiến trúc điển hình nhà gỗ của người Việt xưa.
Các căn nhà gỗ được chia thành từng gian như 3 gian, 5 gian, 7 gian. Nhưng lại chỉ có một tầng, phần mái được thiết kế vừa phải với độ thoát nước cao. Phần mái hình chóp trải dài sang phía trước và sau hiên nhà. Ở phần kiến trúc nổi bật được dựng từ các vì kèo liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất. Có khuôn hình chữ nhật và bốn góc đều vuông.
Ở gian chính giữa sẽ đặt làm nơi thờ cúng linh thiêng. Được treo hoành phi câu đối, án gian Phòng khách được đặt về hai bên gian nhà được làm những bộ bàn ghế nguyên khối. Đằng trước sẽ chừa một khoảng trống rộng để làm sân vườn và trồng những loại cây mà gia chủ yêu thích.
Để hoàn thiện một căn nhà gỗ cổ truyền. Những người thợ Chàng Sơn phải tính toán và lên phương án cụ thể cho từng ngôi nhà. Các nguyên liệu chủ yếu để làm nhà gỗ bao gồm: gỗ mít, gỗ lim, gỗ xoan, táu, sến.
Sau quá trình này người thợ sẽ trực tiếp gia công và chạm khắc các hoa văn tại xưởng nhà gỗ. Khi xong mới đóng gói và vận chuyển đến địa điểm thi công.
Các hoa văn của nhà gỗ cổ truyền cũng là điểm độc đáo nổi bật. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của người thợ. Mà những họa tiết được hiện lên với một cái hồn đỉnh cao. Lột tả được vẻ đẹp thôn quê và đầy bình dị của người dân Bắc Bộ. Những hoa văn được chạm khắc chủ yếu như: bức tranh tứ quý, rồng, phượng, hoa lá, các chi tiết hình khối…
Vừa rồi chúng ta đã điểm qua những thông tin bổ ích về làng nghề Chàng Sơn, một ngôi làng làm nhà gỗ cổ truyền nổi tiếng. Đây chính là nơi níu giữ những tinh hoa nghề mộc mà cha ông để lại. Nhằm phát triển kinh tế nhưng vẫn dựa trên tinh thần văn hóa của dân tộc.