Để làm nên một căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trong đó quá trình lắp dựng nhà gỗ được xem là rất quan trọng và đóng vai trò then chốt. Vậy quá trình này được diễn ra như thế nào, xin mời quý vị đón xem những thông tin sau.
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là gì?
Chắc hẳn trong chúng ta đã vô cùng quen thuộc với hình ảnh nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, với mái ngói đỏ tươi, sân vườn rộng. Căn nhà này được chia thành từng gian, thường sẽ là số lẻ 3 gian, 5 gian, 7 gian. Ở từng gian nhà sẽ được bố trí nội thất phù hợp với chức năng.
Tất cả các cấu kiện đều có tên gọi giản dị và quen thuộc với người dân Bắc Bộ như: cột, xà, kẻ, hiên, con rường, con lợn, cửa bức bàn…Được kết nối với nhau bởi các mộng của nhà gỗ. Điểm độc đáo của kiểu nhà này chính là những hoa văn được chạm khắc thủ công bằng tay. Toàn bộ được hội tụ trong căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Tạo nên không gian kiến trúc vô cùng đặc sắc và được nhiều người yêu thích.
Quá trình lắp dựng nhà gỗ cổ truyền
- Để có thể bắt đầu lắp dựng tại địa điểm thì trước khi tiến hành phải báo cáo với thổ công và xem kỹ ngày giờ lắp dựng. Đây là một trong những phong tục làm nhà gỗ cổ truyền từ lâu đời. Khi hoàn thành các nghi lễ cúng bái thì quá trình lắp dựng mới được diễn ra.
- Ngày nay việc lắp dựng nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được dễ dàng hơn ngày xưa nhờ sự hỗ trợ của máy móc. Do các cấu kiện tương đối lớn, cho nên cần các thiết bị như cần cẩu, các thiết bị nâng hạ để các cột gỗ có thể di chuyển đúng vị trí.
- Những cột nhà ở phần tường hậu sẽ được lắp dựng đầu tiên. Sau đó là các kẻ, xà được liên kết bằng các mộng được lắp ráp. Tiếp đến là những cột gian giữa và phần hiên sẽ được lần lượt lắp dựng lên. Các cấu kiện trước đó được gia công cũng được lắp lên đúng vị trí. Tạo thành một khung nhà hoàn chỉnh.
- Trong suốt quá trình lắp dựng, những chi tiết đều sẽ được kiểm tra lại nhiều lần để tránh sai sót và xem xét các mộng đã khớp chưa. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong quá trình lắp dựng nhà gỗ cổ truyền. Đảm bảo công trình được thực hiện với chất lượng tốt nhất.
- Đa phần những người thợ lắp dựng đều có kinh nghiệm tích lũy lâu năm, có nhiều kỹ năng và am hiểu nhà gỗ. Có như vậy thì quá trình lắp dựng với có thể đúng kỹ thuật và chuẩn nhất.
Những điều cần lưu ý trong quá trình lắp dựng nhà gỗ cổ truyền
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Bởi hầu hết các cấu kiện nhà gỗ tương đối lớn với trọng lượng nặng, rất dễ gây nguy hiểm. Do đó người thợ cần hết sức chú trọng trong khâu đảm bảo an toàn.
- Phân loại các cấu kiện để có thể thuận lợi hơn trong quá trình lắp dựng. Đây là điều vô cùng cần thiết giúp tiến độ được đảm bảo.
- Trong suốt quá trình lắp dựng nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ thì chỉ những người thợ có tay nghề mới có thể thực hiện. Những ai không liên quan thì không nên lại gần để đảm bảo quá trình an toàn nhất.
Tóm lại trên đây là quá trình lắp dựng nhà gỗ cổ truyền cơ bản nhất. Công đoạn này đóng vai trò then chốt và hết sức quan trọng. Giúp cho căn nhà gỗ cổ truyền được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thực tế.