Skip to content
Menu
Nhà Việt Cổ
  • Trang chủ
  • Kiến thức nhà gỗ
  • Nhà Gỗ 3 Miền
Nhà Việt Cổ
Tìm hiểu chi tiết về chân tảng đá kê cột nhà gỗ cổ truyền

Tìm hiểu chi tiết về chân tảng đá kê cột nhà gỗ cổ truyền

Posted on 7 Tháng Mười, 202431 Tháng Mười, 2024 by vietbai1

Từ xưa ông cha ta đã biết dùng đá khối để làm chân tảng đá kê cột nhà nhằm chống mối mọt, mục giuỗng cho cột gỗ. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với máy móc hiện đại đã hỗ trợ sản xuất ra những mẫu chân tảng đá đa dạng, đẹp mắt, không chỉ đáp ứng nhu cầu kê chân cột mà còn giúp mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho khối công trình. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về chân tảng đá, mời quý vị tham khảo.

 

Video về nhà gỗ 3 gian tại Bắc Giang

Chân tảng đá kê cột nhà là gì?

Sơ lược về chân tảng đá kê cột nhà
Sơ lược về chân tảng đá kê cột nhà

Chân tảng đá hay còn gọi là đá kê chân cột hoặc đá kê cột nhà, có công dụng là để kê cột gỗ, cột đá, làm nhà thờ họ, nhà gỗ cổ truyền, đình chùa… Nếu trước kia ông cha ta chỉ dùng loại đá khối vuông vức, đơn giản được chạm khắc bằng những công cụ kỹ thuật đơn sơ để kê chân cột nhà chống mối mọt đơn thuần.

Thì ngày nay, với bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân, rất nhiều mẫu chân đá tảng được cho ra đời. Các mẫu mã đa dạng, đẹp mắt, tinh xảo không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo vệ cột nhà mà còn góp phần tăng thêm tính mỹ quan cho khối công trình.

Chân tảng đá kê cột thường xuất hiện trong các công trình như đình, chùa, miếu, nhà từ đường… hoặc trong các công trình kiến trúc có sử dụng cột đá như: cổng đá, cổng khu lăng thờ đá…

Phân loại chân tảng đá kê cột nhà

Phân loại chân tảng đá kê cột nhà
Phân loại chân tảng đá kê cột nhà

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, chân tảng đá có rất nhiều nhiều loại, có thể dựa vào độ cao mà phân loại ra thành 2 loại gồm: chân tảng bệt và chân tảng bồng. Cụ thể như sau:

Chân tảng bồng

Chân tảng bồng
Chân tảng bồng

Chân tảng bồng thường có chiều cao khoảng từ 35-45 cm, có loại cao hơn 50 cm. Tuy nhiên, chiều cao của chân tảng đá cũng được quyết định tùy theo yêu cầu riêng của từng đối tượng khách hàng cụ thể. Đá kê cột có thể có dạng hình khối tròn hoặc hình vuông tùy thuộc vào cột gỗ của khách hàng mà làm theo để đảm bảo tính thẩm mỹ. Loại chân tảng bồng thương được chạm khắc những mẫu hoa văn tinh xảo và đẹp mắt.

Hoa văn tinh xảo trên chân tảng đá
Hoa văn tinh xảo trên chân tảng đá

Chân tảng bồng thường được dùng để kê cột nhà gỗ, nhằm hạn chế tình trạng ẩm ướt hay mối mọt, đồng thời còn giúp tăng thêm sự thoáng đãng cho căn nhà gỗ.

Chân tảng bệt

Chân tảng bệt
Chân tảng bệt

Chân tảng bệt là loại chân tảng đá kê cột nhà được dùng để kê cột gỗ trong các công trình đình, chùa, miếu hay nhà thờ họ… những công trình không quá cầu kỳ. Loại này thường có hai dạng phổ biến là hình vuông và hình tròn. Tùy thuộc vào cột nhà gỗ có hình dáng như thế nào sẽ thiết kế chân tảng đá sao cho phù hợp. Chân tảng bệt thường được sử dụng khi xây dựng những công trình nhà gỗ mới.

Loại đá dùng làm chân tảng đá kê cột nhà gỗ

Đá kê chân cột nhà thường được làm từ các chất liệu đá từ thiên nhiên, đá núi nguyên khối như: đá xanh đen, đá rêu xanh, đá vàng, đá đỏ, đá trắng, đá granite… Đây đều là những loại đá có độ bền bỉ cao, giàu tính thẩm mỹ và rất dễ chạm khắc hoa văn.

Bên cạnh đó, các loại đá này cũng có màu sắc và vân đá sáng bóng, sang trọng, không bị bám bụi. Đặc biệt phải kể đến đá xanh đen Thanh Hóa và đá xanh rêu, là hai loại đá rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Lưu ý khi lựa chọn chân tảng đá kê cột nhà gỗ

Lưu ý khi lựa chọn chân tảng đá kê cột nhà gỗ
Lưu ý khi lựa chọn chân tảng đá kê cột nhà gỗ

Để tránh những điều không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình lắp đặt thực tế, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau khi lựa chọn chân tảng đá kê cột, cụ thể như:

  • Trước khi chọn chân tảng đá kê cột, gia chủ cần kiểm tra kỹ càng chất liệu sản phẩm. Một trong những đặc điểm nhận biết chân tảng đá chất lượng chính là đá thường có màu xanh, chất đá mịn và không bị mục sốp.
  • Đảm bảo vị trí kê đá phải có phần nền đất phía dưới phẳng, được nén chặt và tiếp xúc hết với chân tảng đá. Tuyệt đối không lắp đặt trên nền đất lồi lõm gây ra tình trạng nứt vỡ.
  • Trong quá trình sử dụng chân tảng đá, nếu gia chủ phát hiện có dấu hiệu nứt vỡ thì cần loại bỏ ngay tuyệt đối không nên hàn gắn lại bằng nhiều cách. Bởi nếu cứ tiếp tục chắp vá như vậy sau này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà gỗ.

>Xem thêm: Tìm hiểu kết cấu nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ xưa có gì đặc sắc?

Trên đây là tổng hợp những thông tin về chân tảng đá kê cột nhà gỗ. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ hữu ích đối với quý gia chủ. Nếu quý ra chủ có nhu cầu làm nhà gỗ cổ truyền 3 gian, 5 gian có kê chân tảng đá chất lượng, kiên cố thì hãy gọi nhanh đến hotline: 0936 247 222 của Kiến Trúc Phúc Lộc để được hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo nhất.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Nhà 3 gian 2 chái miền Bắc: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ hồn quê 
  • Tìm hiểu nhà 5 gian Bắc Bộ: Có còn phù hợp ở thời hiện đại?
  • Kiến trúc nhà 3 gian truyền thống: Tinh hoa văn hóa Việt
  • Len đá cửa: Vẻ đẹp bền vững của kiến trúc nhà gỗ Việt Nam
  • Top 5 mẫu nhà thờ tổ tiên đẹp tinh tế, đậm nét truyền thống

Bình luận gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Năm 2025
    • Tháng Tư 2025
    • Tháng Ba 2025
    • Tháng Hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng Mười Hai 2024
    • Tháng Mười Một 2024
    • Tháng Mười 2024
    • Tháng Chín 2024
    • Tháng Tám 2024
    • Tháng Bảy 2024
    • Tháng Sáu 2024
    • Tháng Năm 2024
    • Tháng Tư 2024
    • Tháng Ba 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng Chín 2023
    • Tháng Bảy 2023
    • Tháng Sáu 2023
    • Tháng Tư 2023
    • Tháng Ba 2023
    • Tháng Hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng Mười Hai 2022
    • Tháng Mười Một 2022
    • Tháng Mười 2022
    • Tháng Chín 2022
    • Tháng Tám 2022
    • Tháng Bảy 2022
    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Một 2022
    • Tháng Mười Hai 2021
    • Tháng Mười 2021
    • Tháng Chín 2021
    • Tháng Tám 2021
    • Tháng Sáu 2021
    • Tháng Năm 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Ba 2021
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020

    Chuyên mục

    • Kiến thức nhà gỗ
    • Nhà Gỗ 3 Miền
    ©2025 Nhà Việt Cổ | Theme: Wordly by SuperbThemes