Skip to content
Menu
Nhà Việt Cổ
  • Trang chủ
  • Kiến thức nhà gỗ
  • Nhà Gỗ 3 Miền
Nhà Việt Cổ

Viết chữ nóc nhà gỗ miền Bắc có ý nghĩa như thế nào?

Posted on 12 Tháng Mười Một, 20225 Tháng Tư, 2023 by Nguyen QUynh

Chữ viết trên nóc nhà gỗ miền Bắc là một trong những điểm thú vị của những ngôi nhà cổ. Không chỉ cho biết thông tin về ngày giờ cất nóc làm nhà, mà nó còn thể hiện những mong ước tốt đẹp nhất đến với gia đình khi sống trong căn nhà mới. Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố quan trọng gia chủ cần biết khi viết chữ nóc nhà gỗ. Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết ngày hôm nay. 

Chữ viết trên nóc nhà tiết lộ điều gì?

Vị trí viết chữ nóc nhà gỗ miền Bắc cổ truyền 

Chữ nóc nhà gỗ miền Bắc sẽ được viết trên thượng lương hay còn gọi là thanh nóc ngôi nhà gỗ cổ truyền. Thượng lương là thanh xà đặt theo chiều dọc của căn nhà tại vị trí đỉnh nóc nhà. Đỡ lấy thượng lương phía dưới là guộc thượng lương và đấu thượng lương. 

Thanh nóc hay còn gọi là thượng lương
Thanh nóc hay còn gọi là thượng lương
Vị trí của thượng lương trong căn nhà gỗ
Vị trí của thượng lương trong căn nhà gỗ

Thượng lương nhà gỗ được đục chạm một mặt rất đẹp mắt với những hoa văn đơn giản, nhỏ mềm mại và được lắp lại viền xung quanh. Các chữ viết trên thượng lương trải dọc theo chiều dài của thanh nóc được viết bằng chữ Hán Nôm hoặc chữ Hán. Các chữ thường được tô mực tàu để làm nổi bật hoặc dát vàng sang trọng. 

Số chữ trên thanh nóc nhà gỗ miền Bắc 

Viết chữ nóc nhà gỗ miền Bắc cổ truyền được quy định nghiêm ngặt về số lượng chữ trên một thanh nóc. Các chữ viết trên thanh nóc phải đảm bảo sao cho chữ cuối cùng phải rơi vào chữ Sinh. 

Thanh nóc đã được viết chữ lên
Thanh nóc đã được viết chữ lên

Điều này ngụ ý cầu mong cho người vật của gia đình sinh sôi nảy nở. Thể hiện một cuộc sống phồn thịnh, phát triển, có nhiều may mắn và hạnh phúc. 

Chữ Sinh nằm trong quy luật tuần hoàn phát triển của vũ trụ ứng với người, vật đó là: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Và một vòng tuần hoàn mới lại bắt đầu bằng chữ Sinh. Như vậy, trên nóc phải phải được viết với lượng chữ là: 5, 9, 13, 17, 21, 25….

Ý nghĩa chữ viết trên nóc nhà gỗ 

Nội dung của câu chữ viết trên thanh nóc thể hiện giờ, ngày, tháng, năm cất nóc của gia đình là vào hôm nào. Khi nhìn vào những thông tin đó còn cháu sau này có thể biết về gốc gác cũng như niên đại của căn nhà. 

Thanh nóc lưu thông tin cất nóc nhà gỗ
Thanh nóc lưu thông tin cất nóc nhà gỗ

Ngoài ra, nội dung chữ viết trên thanh nóc thể hiện ngày giờ cất nóc là tốt đẹp, lưu truyền cho đời sau con cháu biết mà an tâm ở. Nếu như chưa an tâm có thể tự kiểm tra hoặc nhờ thầy xem giúp thời khắc cất nóc có sai phạm gì không.

Giúp cho con cháu an tâm sinh sống
Chữ trên thanh nóc cầu điềm lành

Chữ viết ghi trên thanh nóc rất quan trọng. Chính vì vậy, gia chủ sẽ thường xin chữ từ các thầy biết chữ Hán hoặc các vị sư trên chùa. Ý nghĩa sẽ phù hợp với từng gia đình khác nhau. 

Thông thường khi viết chữ nóc nhà gỗ miền Bắc gia chủ thường hay lựa chọn những câu như: 

Viết chữ trên thanh nóc
Viết chữ trên thanh nóc

“Tử Vi tinh chính chiếu/Phú quý thọ khang ninh”: Câu đối với có ý nghĩa sao tử vi chiếu vào nhà, gia đình được hưởng phú quý, sống lâu, sống thọ, an khang và yên ấm. Trong chiêm tinh học, Tử Vi là ngôi sao mang điều tốt lành, chiếu đến đâu mọi người sẽ được hưởng phúc và ấm no tới đó. 

“Khương thái công tại thử/Càn nguyên hanh lợi trình”: Câu đối này có nghĩa cầu mong cho gia đình được hưởng mọi điều tốt đẹp trong trời đất. Những khí xấu, tà ma sẽ tránh xa gia đình và mang lại bình yên cho khu đất. 

Trên đây là những ý nghĩa của chữ viết nóc nhà gỗ miền Bắc. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ cho quý vị nhiều khám phá thú vị hơn về ngôi nhà gỗ cổ truyền.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Nhà 3 gian 2 chái miền Bắc: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ hồn quê 
  • Tìm hiểu nhà 5 gian Bắc Bộ: Có còn phù hợp ở thời hiện đại?
  • Kiến trúc nhà 3 gian truyền thống: Tinh hoa văn hóa Việt
  • Len đá cửa: Vẻ đẹp bền vững của kiến trúc nhà gỗ Việt Nam
  • Top 5 mẫu nhà thờ tổ tiên đẹp tinh tế, đậm nét truyền thống

Bình luận gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Năm 2025
    • Tháng Tư 2025
    • Tháng Ba 2025
    • Tháng Hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng Mười Hai 2024
    • Tháng Mười Một 2024
    • Tháng Mười 2024
    • Tháng Chín 2024
    • Tháng Tám 2024
    • Tháng Bảy 2024
    • Tháng Sáu 2024
    • Tháng Năm 2024
    • Tháng Tư 2024
    • Tháng Ba 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng Chín 2023
    • Tháng Bảy 2023
    • Tháng Sáu 2023
    • Tháng Tư 2023
    • Tháng Ba 2023
    • Tháng Hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng Mười Hai 2022
    • Tháng Mười Một 2022
    • Tháng Mười 2022
    • Tháng Chín 2022
    • Tháng Tám 2022
    • Tháng Bảy 2022
    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Một 2022
    • Tháng Mười Hai 2021
    • Tháng Mười 2021
    • Tháng Chín 2021
    • Tháng Tám 2021
    • Tháng Sáu 2021
    • Tháng Năm 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Ba 2021
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020

    Chuyên mục

    • Kiến thức nhà gỗ
    • Nhà Gỗ 3 Miền
    ©2025 Nhà Việt Cổ | Theme: Wordly by SuperbThemes