Skip to content
Menu
Nhà Việt Cổ
  • Trang chủ
  • Kiến thức nhà gỗ
  • Nhà Gỗ 3 Miền
Nhà Việt Cổ

Nhà gỗ 3 gian 2 chái – Kiến trúc cổ truyền Bắc Bộ ấn tượng và thân thuộc

Posted on 4 Tháng Năm, 202219 Tháng Năm, 2022 by Nguyen QUynh

Trong thời gian hiện nay xu hướng gia chủ làm các căn nhà gỗ 3 gian 2 chái ngày càng phổ biến. Xu hướng này đã tái hiện lại một cách hoàn chỉnh những nếp nhà cổ truyền của người xưa. Gợi lại trong nhiều người hình ảnh của miền ký ức xưa cũ. Vậy căn nhà gỗ 3 gian 2 chái là kiểu nhà như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết sau. 

Video về nhà gỗ 3 gian 2 chái 

Tổng quan về kiến trúc nhà gỗ 3 gian 2 chái

Nhà gỗ cổ truyền 3 gian 2 chái hay còn gọi với cái tên khác là nhà 5 gian 2 buồng gói. Nhà được làm theo lối 3 thụt 2 thò, tức 3 gian chính giữa được làm thụt vào bên trong. 2 gian chái ngoài cùng được xây thò ra ngoài. 

Căn nhà gỗ 3 gian 2 chái

Bộ khung loại hình nhà này được làm từ 100% gỗ tự nhiên. Các loại gỗ dùng làm nhà là gỗ chất lượng cao như: gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ mít,…Với một bộ khung chất lượng như vậy, tuổi thọ của căn nhà gỗ cũng rất lâu bền. 

Khung nhà được làm bằng loại gỗ chất lượng cao

Không gian trong căn nhà được phân chia thành những khu không gian chức năng khác nhau. Mỗi một gian lại có công năng riêng. Căn nhà gỗ 3 gian 2 chái được coi là không gian sống lý tưởng thích hợp cho việc nghỉ dưỡng, an dưỡng tuổi già. 

Chi tiết bên ngoài mẫu nhà gỗ 3 gian 2 chái

Giống như các mẫu nhà gỗ cổ truyền khác, phần mái nhà gỗ 3 gian 2 chái được lợp ngói đỏ. Theo thời gian, ngói phủ rêu phong mang lại vẻ cổ kính rất riêng biệt của loại hình nhà này. Ngói để lợp đa phần là ngói ta nung truyền thống. Chất ngói cứng cáp, rắn chắc, khả năng hấp thụ nhiệt kém làm mát không gian nhà gỗ vào mùa hè. 

Nhà lợp ngói ta nung truyền thống

Sân nhà gỗ cổ truyền lát gạch Bát Tràng. Loại gạch này được nung ở nhiệt độ cao trong thời gian dài cho ra chất gạch cứng rắn, khó nứt vỡ. 

Bước qua hàng sân đỏ là đến không gian hiên nhà. Hàng hiên rộng căn nhà gỗ cũng khéo léo phô bày sự tinh tế, sang trọng của gia chủ. 

Kẻ hiên được làm hơi cong nhẹ ngả dần ra hướng sân. Trên kẻ hiên chạm khắc hoa văn tứ quý hóa rồng đẹp mắt. Những nét khắc với độ nông sông vừa phải uốn lượn, xoắn nhẹ nhàng tạo sự sống động.

Kẻ hiên nhà gỗ cổ truyền

Trên các con rường là hoa văn lá lật. Mặc dù yêu cầu kỹ thuật chạm đục hoa văn này không cao nhưng người thợ cũng phải vô cùng tỉ mẩn mới làm ra được hoa văn có hồn. 

Con rường chạm lá lật uyển chuyển

Hàng cửa bức bàn là mở được đục các hoa văn có ý nghĩa như: ngũ phúc lâm môn, tứ quý, tứ quả, hoa sen,…. tạo ấn tượng thị giác đặc sắc. 

Phần cửa bức bàn nhà gỗ
Phần cửa bức bàn nhà gỗ

Phần cảnh quan sân vườn nhà gỗ sẽ được bố trí tùy vào nhu cầu của gia chủ. Thông thường sẽ có: chòi lục giác, ao nước, hòn non bộ,….

Phần cảnh quan sân vườn nhà gỗ

Cây cối trong khuôn viên nhà là các loại cây thường thấy trong các khu vườn miền Bắc như: cau, trầu, mít, ổi,… Những giống cây này được trồng đan xen tạo ra một không gian thoáng đãng, trong lành cho khối công trình. 

>Xem thêm: Mẫu tường rào nhà gỗ đẹp hài hòa với kiến trúc

Bố trí bên trong căn nhà gỗ 3 gian 2 chái

Bước qua ngưỡng cửa, là phần nội thất của căn nhà gỗ cổ truyền. Nội thất nhà gỗ được bố trí theo nhiều phong cách khác nhau tùy vào gu từng gia chủ. Có những ngôi nhà được trang hoàng vô cùng lộng lẫy. Có những ngôi nhà nội thất rất giản lược mà tinh tế. 

Không gian bên trong căn nhà gỗ

Mặc dù bố trí theo phong cách nào đi chăng nữa. Có một khu không gian được đặt tại vị trí bất di bất dịch trong căn nhà gỗ đó là không gian thờ tự. 

Bố trí nội thất căn nhà gỗ cổ truyền

Ngay chính giữa căn nhà gỗ cổ truyền, gia chủ sẽ đặt nội thất đồ thờ bao gồm: án gian, hoành phi câu đối, y môn, cửa võng… Những nội thất thờ này được làm bằng gỗ và đục vô cùng tỉ mỉ. Các họa tiết thường được sử dụng như: tứ linh, hoa sen, con hạc, điểu, dơi, tứ quý, tứ quả,…. Đây đều là những mẫu hoa văn mang ý nghĩa cầu cho bình an, may mắn. 

Nội thất gian thờ

Các gian ở hai bên sẽ được bố trí linh hoạt hơn tùy vào nhu cầu của gia chủ. Đây sẽ là khu vực nghỉ ngơi, chuyện trò, tiếp khách đến chơi của gia đình. 

Không gian trong căn nhà gỗ có ý nghĩa rất lớn trong việc gắn kết các thành viên gia đình qua những sinh hoạt chung. Mọi người cùng nhau ngồi trò chuyện trên bộ trường kỷ. Cùng nhau có những phút giây thư giãn trên chiếc sập gỗ. Và cùng nhau tỏ lòng thành kính trước gia tiên.

Bộ trường kỷ nhà gỗ
Bộ trường kỷ nhà gỗ

Hai gian buồng gói được trưng dụng làm nơi cất trữ đồ đặc hoặc ngủ nghỉ tùy và nhu cầu các thành viên trong nhà. Không gian sẽ được bày biện để phù hợp với mục đích sử dụng của từng người. 

Hiện nay dưới sự phát triển của xã hội một số căn nhà gỗ cổ truyền còn tích hợp tiện nghi khép kín bên trong nhằm thuận tiện cho mọi người. 

Tại sao có nhiều người yêu thích ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái?

Không phải nghiễm nhiên xu hướng làm nhà gỗ rất được phát triển trong thời gian hiện nay, đặc biệt là các căn nhà gỗ 5 gian này. Lý do có thể kể đến như sau: 

  • Là không gian nghỉ dưỡng, an dưỡng lý tưởng
  • Thể hiện phong cách độc đáo của gia chủ
  • Tạo không gian sống giàu tính thẩm mỹ 
  • Mang lại cảm giác gần gũi, thân thương 
  • Lưu giữ nét truyền thống quý báu của ông cha ta

Nhà gỗ 3 gian 2 chái là loại hình kiến trúc cổ truyền vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Dưới nếp nhà gỗ, ta cảm nhận rất rõ sự tinh tế của ông cha ta xưa và sự tài hoa của những người thợ nhà gỗ thời nay. 

>Tham khảo thêm các kiến thức về nhà gỗ cổ truyền 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Nhà 3 gian 2 chái miền Bắc: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ hồn quê 
  • Tìm hiểu nhà 5 gian Bắc Bộ: Có còn phù hợp ở thời hiện đại?
  • Kiến trúc nhà 3 gian truyền thống: Tinh hoa văn hóa Việt
  • Len đá cửa: Vẻ đẹp bền vững của kiến trúc nhà gỗ Việt Nam
  • Top 5 mẫu nhà thờ tổ tiên đẹp tinh tế, đậm nét truyền thống

Bình luận gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Năm 2025
    • Tháng Tư 2025
    • Tháng Ba 2025
    • Tháng Hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng Mười Hai 2024
    • Tháng Mười Một 2024
    • Tháng Mười 2024
    • Tháng Chín 2024
    • Tháng Tám 2024
    • Tháng Bảy 2024
    • Tháng Sáu 2024
    • Tháng Năm 2024
    • Tháng Tư 2024
    • Tháng Ba 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng Chín 2023
    • Tháng Bảy 2023
    • Tháng Sáu 2023
    • Tháng Tư 2023
    • Tháng Ba 2023
    • Tháng Hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng Mười Hai 2022
    • Tháng Mười Một 2022
    • Tháng Mười 2022
    • Tháng Chín 2022
    • Tháng Tám 2022
    • Tháng Bảy 2022
    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Một 2022
    • Tháng Mười Hai 2021
    • Tháng Mười 2021
    • Tháng Chín 2021
    • Tháng Tám 2021
    • Tháng Sáu 2021
    • Tháng Năm 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Ba 2021
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020

    Chuyên mục

    • Kiến thức nhà gỗ
    • Nhà Gỗ 3 Miền
    ©2025 Nhà Việt Cổ | Theme: Wordly by SuperbThemes